Những kinh nghiệm hữu ích ngăn chặn rủi ro trong việc xây sửa nội thất

        Trong cuộc sống những rủi ro tiềm ẩn luôn xảy ra và gây nên hậu quả nghiệm trọng, mỗi lĩnh vực mỗi ngành nghề đều xuất hiện. Điều kiện an toàn mỗi ngành nghề khác nhau, đối với ngành nội thất mức độ an toàn thường liên quan trực tiếp đến con người, nó mang đến nhiều nỗi đau của cuộc sống, trong phạm vi hẹp chúng tôi gửi đến các bạn một số lưu ý trong quá trình hoàn thiện nhà.

1. Giáo dục an toàn

       Để giảm thiểu rủi ro trong quá trình sử dụng đồ nội thất chúng ta phải tiến hành giáo dục an toàn từ gia đình, nhà trường và xã hội, rất nhiều người thiếu kiến thức an toàn nên gặp phải các nguy hiểm, do vậy chúng ta hình thành hành vi an toàn trở thành thói quen trong gia đình và các hoạt động của bản thân.

2. Thiết kế an toàn trong môi trường nhà ở

       Người hành nghề thiết kế ngoài cái tâm của nghề cũng cần phải có kiến thức sâu rộng, thiết kế phải phù hợp với môi trường hoạt động của con người, đối với kiến trúc và đồ nội thất cần đảm bảo an toàn, những thứ không phù hợp và thiếu an toàn cần phải loại bỏ và sữa chữa, tuân thủ theo các quy tắc an toàn trên hết.

3. Quản lý an toàn

      Việc quản lý an toàn rất được xem thường ở Việt Nam, nhất là trong sử dụng đồ nội thất. Đối với nhà ở phải được định kỳ kiểm tra sửa chữa nhất là hệ thống điện nước, thang máy, giá treo kệ treo, tủ treo… là những đối tượng gây mất an toàn cho chúng ta.

4. Các điểm quan trọng trong thiết kế an toàn

      Đây là kiến thức người thiết kế kiến trúc nội thất phải hiểu và nắm rất rõ để đưa vào thiết kế, truyền đạt lại cho người sử dụng. Khi tiến hành kiểm tra phải đảm bảo an toàn một số yếu tố sau đây:

a. Bậc cầu thang

- Độ nghiêng thường phải dưới 30 độ

- Phần giữa cầu thang phải bố trí bậc nghỉ để đảm bảo an toàn

- Chiều rộng vào chiều cao các bậc phải bằng nhau

- Hai đầu trên dưới cầu thang không được nhô quá lối đi, hạn chế vật liệu dễ vỡ và có cửa mở về phía cầu thang

- Chiều cao và xà phải phù hợp

- Mặt bậc chống trơn

- Cầu thang phải có tay vịn

- Chiếu sáng khu vực thang phù hợp, không thiếu, không chói, công tắc phải có nhận diện

b. Sàn nhà

- Sàn nhà đảm bảo chống trơn trượt, lồi lõi

- Trải các vật liệu khác như thảm… phải chống trượt

- Phản quang sàn nhà và ánh sáng phù hợp không chói

c. Cửa

- Cửa mở tránh va đập

- Dùng kính an toàn (nếu dùng cửa kính)

- Cửa phải chống chịu gió và va đập, nên có hệ thống giảm chấn thủy lực, có đệm cao su…

- Đối với cửa kính lớn phải có nhận diện tránh và đập

- Cửa tự động phù hợp người đi

d. Cửa sổ

- Độ cao cửa và vị trí an toàn tránh mở cửa va chạm vào phía xung quanh (nhu tránh mở ra va vào người)

- Đề phòng gió bão, rơi vỡ va đập

- Cơ cấu phải bền chặt và an toàn

- Lắp thiết bị an toàn đề phòng trẻ nhỏ leo chèo.

e. Tường

- Độ nhằn phù hợp tránh sát thương cho người sử dụng

- Các vật treo, khoan lên tường đảm bảo chắc chắn

- Vật treo chú ý không va vào người và cản trở giao thông

- Chú ý không treo trên vị trí ngồi (đầu giường, ghế sopha)

f. Lan can

- Độ cao đảm bảo, lực kéo và đẩy, khoảng cách con sơn,… phải đảm bảo an toàn

- Lan can không được để vật có thể chèo (đề phòng trẻ nhỏ)

- Nếu bằng kim loại phải chống rỉ và được kiểm tra định kỳ

g. Đồ điện và ga

- Sử dụng vật liệu chống cháy phù hợp

- Phòng thông thoáng

- Ổ cắm đề phòng trẻ nhỏ, tránh nơi ẩm có hệ thống at chống rò điện

- Thiết bị quạt phải có bảo vệ và cách xa trẻ em

Một số thông tin chúng tôi gửi đến các bạn, giúp một phần nào kiến thức cho người chưa có kinh nghiệm trong việc xây sửa nhà, Để đảm bảo an toàn cho người sử dụng, người xung quanh và đặc biệt trẻ nhỏ

 

PHỤ KIỆN NỘI THẤT KITHOME.VN LUÔN COI KHÁCH HÀNG LÀ TRUNG TÂM

 Hotline: 098 138 1111 - Phụ kiện bếp thông minh

Bài viết mới nhất